Format là sự định dạng các vùng ghi dữ liệu của ổ đĩa cứng. Tuỳ theo từng yêu cầu mà có thể thực hiện sự định dạng này ở các thể loại cấp thấp hay sự định dạng thông thường.
Format cấp thấp
Format cấp thấp (LLF - low-level format) là sự định dạng lại các track, sector, cylinder. Format cấp thấp thường được các hãng sản xuất thực hiện lần đầu tiên trước khi xuất xưởng các ổ đĩa cứng. Người sử dụng chỉ nên dùng các phần mềm của chính hãng sản xuất để format cấp thấp (cũng có các phần mềm của hãng khác nhưng có thể các phần mềm này không nhận biết đúng các thông số của ổ đĩa cứng khi tiến hành định dạng lại).
đây là loại format cấp thấp nhất nó không còn phân biệt ổ cứng logic mà nó đơn giản là nó định dạng ổ cứng vật lý thành một ổ duy nhất định dạng lại:
- thông tin các cung và số rãnh của ổ cứng đó.
- thông tin về MBR cũng sẽ bị xóa.
- đọc từng cung một nếu có bad sẽ đánh dấu cung đó.
Low format này có 2 cấp: Một cấp dùng các chương trình console trong DOS thì loại này sẽ làm công việc như trên (Loại này không thực hiện fill-zero nên khi lỡ tay dùng format kểu này thì vẫn có thể cứu dữ liệu được -tất nhiên là phải dùng đến những loại công cụ chuyên nghiệp của các nhà điều tra).
Loại low format thứ 2 tùy thuộc vào Mainboard trong bios có chứa chức năng Low level format hay không? Loại này thì mới đích thực là vừa đọc các cung đó vừa điền số 0 vào mỗi cung. Loại này mới thật là bó tay khi muốn cứu dữ liệu. Và thường thì sẽ sử dụng công cụ của các nhà sản xuất cung cấp đối với mỗi hãng.
Format cấp thấp sẽ loại trừ các phần bad (do vậy mỗi lần LLF dung lượng ổ giảm đi một chút) chứ không phải chia nhỏ ra nhiều phân vùng như cắt bad. Tùy từng loại ổ mà sử dụng chương trình tương ứng.
Khi các ổ cứng đã làm việc nhiều năm liên tục hoặc có các khối hư hỏng xuất hiện nhiều, điều này có hai khả năng: sự lão hoá tổng thể hoặc sự rơ rão của các phần cơ khí bên trong ổ đĩa cứng. Cả hai trường hợp này đều dẫn đến một sự không đáng tin cậy khi lưu trữ dữ liệu quan trọng trên nó, do đó việc định dạng cấp thấp có thể kéo dài thêm một chút thời gian làm việc của ổ đĩa cứng để lưu các dữ liệu không mấy quan trọng. Format cấp thấp giúp cho sự đọc/ghi trên các track đang bị lệch lạc trở thành phù hợp hơn khi các track đó được định dạng lại (có thể hiểu đơn giản rằng nếu đầu đọc/ghi bắt đầu làm việc dịch về một biên phía nào đó của track thì sau khi format cấp thấp các đầu đọc/ghi sẽ làm việc tại tâm của các track mới).
Không nên lạm dụng format cấp thấp nếu như ổ đĩa cứng của bạn đang hoạt động bình thường bởi sự định dạng lại này có thể mang lại sự rủi ro: Sự thao tác sai của người dùng, các vấn đề xử lý trong bo mạch của ổ đĩa cứng. Nếu như một ổ đĩa cứng xuất hiện một vài khối hư hỏng thì người sử dụng nên dùng các phần mềm che giấu nó bởi đó không chắc đã do sự hoạt động rơ rão của phần cứng.
Format thông thường
Định dạng mức cao (high-level format) là các hình thức format thông thường mà đa phần người sử dụng đã từng thực hiện (chúng chỉ được gọi tên như vậy để phân biệt với format cấp thấp) bởi các lệnh sẵn có trong các DOS hoặc Windows), hình thức format này có thể có hai dạng:
Format nhanh (quick): Đơn thuần là xoá vị trí lưu trữ các ký tự đầu tiên để hệ điều hành hoặc các phần mềm có thể ghi đè dữ lệu mới lên các dữ liệu cũ. Nếu muốn format nhanh: sử dụng tham số " /q" với lệnh trong DOS hoặc chọn "quick format" trong hộp lựa chọn của lệnh ở hệ điều hành Windows.
Nó chỉ có xóa thông tin về việc tổ chức thư mục trên bảng Fat thứ nhất (Nên khi muốn phục hồi lại thì nó sẽ tìm thông tin trên bảng Fat thứ hai).
Quick format không scan disk để phát hiện các bad sectors. Các bạn chỉ nên sử dụng lựa chọn này khi ổ cứng mới được Full format gần đây, và chắc chắn là bề mặt ổ cứng còn tốt. Và quick format để cài Windows, sau khi cài xong các bạn nên dùng lệnh chkdsk /r để rà soát và kiểm tra lại bề mặt đĩa cứng, để đảm bảo hệ thống chạy tốt nhất có thể.
Full Format thông thường: Loại này cũng giống quick format xóa bảng Fat 1 đi nhưng nó kỹ hơn là nó đọc hết tất cả các rãnh trong phân vùng ổ con - logic đó, nên khi có cung nào bị hư hỏng hay có lỗi thì nó đánh dấu cung đó. Nghĩa là nó sẽ xoá bỏ các dữ liệu cũ và đồng thời kiểm tra phát hiện khối hư hỏng (bad block), đánh dấu chúng để chúng không còn được vô tình sử dụng đến trong các phiên làm việc sắp tới (nếu không có sự đánh dấu này, hệ điều hành sẽ ghi dữ liệu vào khối hư hỏng mà nó không báo lỗi - tuy nhiên khi đọc lại dữ liệu đã ghi đó mới là vấn đề nghiêm trọng).
Lãng khách khuyến cáo các bạn sử dụng lựa chọn này mỗi khi chuẩn bị cài mới lại Windows.
Tham số khi format
Ở dạng format cấp thấp, các thông số thiết đặt phần nhiều do phần mềm của hãng sản xuất xác nhận khi bạn nhập vào các thông số nhìn thấy được trên ổ đĩa cứng (Model, serial number...) nên các thông số này cần tuyệt đối chính xác nhằm tránh sự thất bại khi tiến hành.
Ở dạng format thông thường, nếu là hình thức format nhanh (quick) thì các thông số được giữ nguyên như lần format gần nhất, còn lại có một thông số mà người tiến hành format cần cân nhắc lựa chọn là kích thước đơn vị (nhỏ nhất) của định dạng là cluster (trong Win XP mục Allocation unit size trong hộp thoại lựa chọn format).
Kích thước cluster có thể lựa chọn bắt đầu từ 512 byte bởi không thể nhỏ hơn kích thước chứa dữ liệu của một sector (với kích thước một sector thông dụng nhất là 512 byte). Các kích thước còn lại có thể là: 1024, 2048, 4096 với quy định giới hạn của từng loại định dạng (FAT/FAT32 hay NTFS).
Sự lựa chọn quan trọng nhất là phân vùng cần định dạng sử dụng chủ yếu để chứa các tập tin có kích thước như thế nào. Để hiểu hơn về lựa chọn, xin xem một ví dụ sau: Nếu lưu một tập tin text chỉ có dung lượng 1 byte (bạn hãy thử tạo một tập tin text và đánh 1 ký tự vào đó) thì trên ổ đĩa cứng sẽ phải dùng đến ít nhất 512 byte để chứa tập tin này với việc lựa chọn kích thước đơn vị là 512 byte, còn nếu lựa chọn cluster bằng 4096 byte thì kích thước lãng phí sẽ là 4096 - 1 = 4095 byte.
Nếu như lựa chọn kích thước cluster có kích thước khá nhỏ thì các bảng FAT hoặc các tập tin MFT (Master File Table) trong định dạng NTFS lại trở lên lớn hơn.
Như vậy ta nhận thấy: Nếu ổ đĩa cứng sử dụng cho các tập tin do các phần mềm văn phòng thường ngày (winword, bảng tính excel...), nên chọn kích thước nhỏ: 1024 hoặc 2048 byte. Nếu chứa các tập tin là dạng các bộ cài đặt phần mềm hoặc các tập tin video, nên chọn kích thước này lớn hơn. Đặc biệt ở các ổ cứng nhỏ dành cho thiết bị di động thì sự lựa chọn thường là 512 byte (đây cũng thường là lựa chọn khi format các loại thẻ nhớ).
Windows có thể cho bạn biết một tập tin kích thước thực (size) của nó và kích thước chứa trên đĩa (size on disk) của nó bằng cách bấm chuột phải và chọn Properties. Điều này giúp bạn có thể nhận ra sự lãng phí đã nêu.
Nguồn : http://forum.bkav.com.vn/showthread.php?t=3997
Friday, May 23, 2014
Những Điều Nên Biết Khi Format Đĩa Cứng
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment