Wednesday, June 25, 2014

Bài 3: Tổng quan lập trình hướng đối tượng - các định nghĩa căn bản

[Bài 3: Tổng quan lập trình hướng đối tượng - các định nghĩa căn bản]
Bài trước,chúng ta đã nắm sơ lược về lập trình hướng đối tượng, tiếp theo bài này chúng ta sẽ đi chi tiết hơn một chút về lập trình hướng đối tượng và lược sơ qua một số định nghĩa & đặc trưng căn bản, bài này mình chia làm 2 phần.
Phần 1: Về phần tổng quan thì khá dài và có nhiều phần trùng lặp và nhắc lại bài trước nên mình sẽ không post phần này nữa mà sẽ dẫn liên kết ngoài cho các bạn đọc : http://yagarai.blogspot.com/2013/10/tong-quan-ve-lap-trinh-huong-oi-tuong.html
Phần 2: Những đặc trưng cơ bản của lập trình hướng đối tượng
Lập Trình Hướng Đối Tượng viết tắt là OOP ( object-oriented programming )
Phương pháp lập trình này là dung đối tượng làm nền tảng để xây dựng chương trình.
Đối tượng=dữ liệu + phương thức .
dữ liệu là chuỗi. kí tự .. số..
Phương thức là hàm.
Ưu điểm của OOP là :
+ 1 cách nhìn mới về lập trình.
+ Lấy đối tượng làm nền tảng.
+ Rút ngắn việc lập trình .
+ Dễ dàng mở rộng chương trình.
+ Giúp xây dựng đối tượng gần sát với đối tượng thực tế.
+ Chương trình được viết 1 cách dễ dàng và sinh động hơn.
Ngôn ngữ lập trình OOP có bốn đặc điểm chung là : tính đóng gói , tính kế thừa , tính đa hình , tính trừu tượng
+ Tính trừu tượng : Đây là khả năng của chương trình bỏ qua hay không chú ý đến một số khía cạnh của thông tin mà nó đang trực tiếp làm việc lên, nghĩa là nó có khả năng tập trung vào những cốt lõi cần thiết.
+ Tính đóng gói : là tính chất không cho phép người dùng hay đối tượng khác thay đổi dữ liệu thành viên của đối tượng nội tại. Chỉ có các hàm thành viên của đối tượng đó mới có quyền thay đổi trạng thái nội tại của nó mà thôi.
+ Tính đa hình : Là tính chất thể hiện nhiều hình thái của đối tượng. Các đối tượng khác nhau có thể có cùng phương thức thực thi cùng một hành động. Nhưng mỗi đối tượng lại thực thi hành động theo cách riêng của mình, mà không giống nhau cho tất cả các đối tượng.
+ Tính kế thừa : Tính kế thừa cho phép 1 lớp mới có thể có sẵn các thuộc tính và phương thức từ 1 lớp khác ( lớp này được gọi là lớp cơ sở ) . nhằm tận dụng các đặc tính đã có .. lớp mới chỉ việc bổ sung các thuộc tính và phương thức riêng
Một số định nghĩa căn bản
 Định nghĩa lớp (class) :
lớp có thể coi là 1 phương thức mở rộng . lớp định nghĩa thuộc tính và hành vi cho những đối tượng thuộc lớp đó. Coi như 1 bản thiết kế cho đối tượng chắc không sai :”>
Lớp : Thành phần dữ liệu + phương thức.
[từ khóa mở rộng] class tên_lớp [:lớp_cơ_sở nếu có]
{
Khai báo các thành phần dữ liệu ( biến )
Phương thức
}
Nếu không khai báo phạm vi trong class thì mặc định là private (cục bộ)
Các thành phần dữ liệu được xem là toàn cục(public) trong 1 lớp . như vậy các phương thức hoàn toàn có thể sử dụng được mà không cần khai báo lại trong phương thức .
Mức độ truy cập :
+ Public : nếu dùng từ khóa này.phương thức của bất kì lớp nào cũng có thể truy cập được.
+ Private : nếu lớp A khai báo thì chỉ phương thức lớp A truy cập được nó.
+ Protected : Chỉ lớp đã khai báo và phương thức của lớp dẫn xuất được truy cập nó.
 Định nghĩa đối tượng :
Class mô tả chung cho nhiều đối tượng . Đối tượng là thể hiện cụ thể của lớp đó.
Đối tượng được tạo ra bằng cách sử dụng từ khóa new
Tên_class tên_đối_tượng_cần_tạo = new Tên_class(đối số nếu có) ;
 Phương Thức(method): Mô tả hành các hành vi của lớp. Các thao tác để thực hiện hành vi ở thân hàm.
Có 2 hàm đặc biệt là:
hàm khởi tạo(constructor)
hàm hủy(desructor).
[Từ_khóa_mở_rộng] [kiểu_trả_về]_[tên_hàm][Tham số]
{
Thân hàm
}
 Thuộc tính: Dùng để truy cập đến 1 biến.
Ví dụ:Biến class A dùng từ khóa mở rộng private không thể truy cập nếu ở ngoài class A.
Nhưng với thuộc tính bạn có thể làm được việc này.Truy cập biến thông qua thuộc tính.
[public] [kiểu_dữ_liệu] tên_thuộc_tính
{
Get{return tên_biến_thành_viên;}
Set{tên_biến_thành_viên =value;}
}
Các bạn xem thêm bài viết chi tiết ở đây :http://yagarai.blogspot.com/2013/10/nhung-ac-trung-co-ban-cua-lap-trinh.html

0 nhận xét:

Post a Comment